Hiện nay ô tô đang dần phổ biến ở Việt Nam, số lượng xe hơi chạy ngoài đường ngày càng nhiều. Đi cùng với đó, hiện tượng cháy xe ô tô không còn là điều xa lạ ở nước ta. Bài viết dưới đây CuuHo247.com sẽ chỉ ra cho bạn một số nguyên nhân chủ yếu làm cháy xe ô tô từ đó giúp bạn có thể chủ động bảo vệ xế yêu của mình tốt hơn.
NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI CHÁY XE Ô TÔ
1. Rò rỉ nhiên liệu
Rò
rỉ xăng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hỏa hoạn và cháy xe ô tô. Loại
nhiên liệu này có thể tự bốc hơi ở 7,2 độ C và chỉ cần một tia lửa cũng dễ dàng
bốc cháy. Đặc biệt, nếu có sự hiện diện của không khí, xăng có thể tự bốc cháy ở
nhiệt độ 257,2 độ C. Chính vì vậy, khi bị rò rỉ lên kim loại hay nhựa nóng,
xăng có thể tự bốc cháy rất cao. Do xăng thường rò rỉ ở đầu nối bị hở hay ống dẫn
bị lão hóa nên cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ này là thường xuyên kiểm tra
xe và bảo dưỡng đúng quy cách.
2. Hỏng hệ thống điện
Hệ
thống điện bị hỏng có thể làm phát ra 1 tia lửa điện châm lửa cho các chất dễ
cháy bị rò rỉ bùng lên thành ngọn lửa. Trên xe ô tô, không chỉ có pin
lithium-ion mới dễ cháy, khí hydro được sinh ra trong phản ứng tách nước khi sạc
ắc quy chì nếu tích tụ lâu ngày trong khoang động cơ cũng có thể gây ra hỏa hoạn.
Đặc biệt, do hệ thống điện không chỉ gói gọn ở khoang động cơ mà có mặt ở khắp
xe ô tô từ bảng đồng hồ đến cửa ra vào, dưới thảm trải sàn, dưới ghế… Nếu dây dẫn
bị sờn, bị chạm mạch ở bất cứ vị trí nào cũng có thể gây cháy.
3. Rò rỉ chất lỏng
Ngoài
nhiên liệu ra còn có nhiều loại chất lỏng khác khác trên xe nếu bị rò rì thì rất
dễ cháy như dầu hộp số, dầu bôi trơn động cơ, dầu phanh, dầu trợ lực tay lái thậm
chí cả chất lỏng làm mát máy. Các chất lỏng tuần hoàn khi động cơ vận hành và dễ
dàng bị rò rỉ gây ra nguy cơ hỏa hoạn nếu các ống dẫn hay bình chứa chúng bị va
chạm mạnh.
4. Chất lượng nhiên liệu
Chất
lượng nhiên liệu là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì một lý do nào đó, nhiên liệu
có thể bị vướng chất lạ độc hại sẽ khiến cho quá trình ăn mòn, lão hóa kim
loại diễn ra nhanh, làm chai các ron, chi tiết, ống caosu.
5. Động cơ quá nóng
Bản
thân động cơ quá cũng không thể tự bốc cháy. Vậy nhưng động cơ quá nóng lại làm
cho các vòng đệm xung quanh bằng cao su hoặc nhựa dẻo có thể bị hỏng làm cho
các chất lỏng bên trong động cơ như nhiên liệu, dầu, chất làm mát có thể rò rỉ
ra ngoài. Các chất lỏng này hoàn toàn có thể bốc cháy khi rơi xuống các bộ phận
khác như ống thoát khí.
6. Bộ phận chuyển đổi xúc tác quá nóng
Đây
là nguyên nhân gây cháy nổ cho xe thường bị bỏ qua nhất. Chỉ có số ít mẫu xe có
khoang động cơ đặt phía sau, còn lại hầu hết đều có hệ thống thoát khí chạy suốt
chiều dài xe. Đây là thành phần nóng nhất của xe. Trong đó thành phần này, bộ
phận chuyển đổi xúc tác là bộ phận nóng nhất vì phản ứng đốt cháy CO và nhiên
liệu chưa cháy hết trước đẩy ra môi trường diễn ra tại đây. Thông thường bộ phận
chuyển đổi xúc tác chỉ bị nóng từ 648,9 độ C đến 871,1 độ C nhưng khi động cơ
kém hiệu quả, lượng nhiên liệu không cháy hết phải xử lý ở đây lớn thì nó có thể
nóng đến 1093,3 độ C. Điều này không chỉ khiến cho bộ chuyển đổi xúc tác nhanh
hỏng mà còn có thể đốt cháy các bộ phận cách nhiệt xung quanh và lan đến các bộ
phận khác như sàn xe, thảm trải sàn và gây cháy xe.
7. Đâm xe
Khi
xe bị va chạm mạnh như những cú đâm xe, nhiên liệu có thể bị rò rỉ vào chỗ nóng
của động cơ hoặc tia lửa điện ngẫu nhiên xuất hiện sẽ làm cho xe bốc cháy. Do
đó, khi va chạm xảy ra, chúng ta phải tìm mọi cách nhanh chóng thoát khỏi xe và
tránh xa một khoảng cách an toàn.
8. Bảo dưỡng kém
Không
quan tâm đến vấn đề bảo dưỡng xe sẽ tạo điều kiện cho hỏa hoạn xảy ra. Nhiên liệu
trong xe cùng các chất lỏng khác dễ dàng bị rò rỉ ra ngoài từ ống dẫn bị hở, nắp
bình xăng đóng không kín, một con ốc
chưa được vặn chặt hay tia lửa điện có thể xuất hiện nếu hệ thống dây dẫn bị
mòn.
9. Nguyên nhân khách quan
Một
nguyên nhân rất hay gặp ở Việt Nam mà ít người để ý đó là những túi ny-lon bay
ngoài đường vô tình bị cuốn vào gầm máy. Khi gặp nhiệt độ cao sẽ dễ dàng gây
cháy.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ XE Ô TO
Nhiên liệu cho xe phải đảm bảo chất lượng
Theo
một số chuyên gia, nhiều vụ cháy xe là do chất lượng xăng dầu. Khi chiếc xe sử
dụng loại xăng dầu kém chất lượng không chỉ làm động cơ hoạt động không ổn định
mà còn khiến nhiệt độ khoang máy tăng cao. Do vậy, người sử dụng nên đổ xăng ở
những địa chỉ có uy tín.
Vệ sinh khoang xe máy thường xuyên
Rác,
lá cây khô, giấy vụn, giẻ lau và một số vật liệu dễ cháy có thể bị cuốn vào và ẩn
trong các ngóc ngách của động cơ. Trong quá trình hoạt động nhiều giờ cộng với
gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ khoang động cơ có thể lên tới vài trăm độ C,
rất dễ bén lửa khi gặp những vật liệu trên. Do đó, để bảo vệ chiếc xe của mình,
hãy bật nắp capo lên vào dọn dẹp, vệ sinh bất kể khi nào có thể.
Kiểm tra và sử dụng nước làm mát
Nước
làm mát là một bộ phận quan trọng trong việc điều tiết nhiệt độ của chiếc xe. Nếu
thiếu nước làm mát hoặc sử dụng nước làm mát không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến chiếc
xe bị nóng máy, giảm hiệu suất của xe.
Nhiệt
độ trong khoang máy tăng cao đột ngột cộng với việc rò rỉ nhiên liệu trong quá
trình di chuyển có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Để
đảm bảo an toàn, trước mỗi chuyến đi xa, nên dành ra 1-2 phút để kiểm tra xe,
trong đó đặc biệt quan tâm đến nước làm mát.
Không hút thuốc lá
Điều
này tưởng chừng đơn giản song rất nhiều tài xế có thói quen vừa lái xe vừa hút
thuốc. Tàn thuốc lá đang cháy rơi ra ngoài có thể sẽ bay đến bất cứ đầu để gây
cháy. Các lái xe cũng chú ý, nắp bình xăng luôn phải đóng chặt để đề phòng rò rỉ.
Chú ý cho xe nghỉ khi di chuyển đường dài
Những
ngày nắng nóng, chiếc xe phải chịu một nhiệt độ lớn hắt lên từ mặt đường. Do vậy,
nếu đi xa, hãy để cho chiếc xe nghỉ ngơi mỗi 70-100km. Khi chiếc xe được tắt
máy và đỗ vào chỗ râm mát khoảng 20 phút, nhiệt độ khoang sẽ máy giảm được 50%.
Điều này không chỉ khiến chiếc xe có hiệu suất cao hơn và còn giảm thiểu nguy
cơ cháy nổ, đồng thời giúp lái xe tỉnh táo hơn trong những chuyến đi dài.
Chữa cháy khẩn cấp
Khi
không may đang di chuyển, chiếc xe có hiện tượng bốc khói ở nắp capo, lúc này
tuyệt đối không được mở nắp capo vì khi đó sẽ cung cấp một lượng ô xy khiến ngọn
lửa bùng lên.
Lúc
này, hãy bình tĩnh làm mát chiếc xe bằng bình chữa cháy, cát, đất hoặc các vật
liệu không cháy. Đồng thời, nhanh chóng sơ tán tất cả mọi người ra xa khỏi xe
ngay lập tức.
Không để thiết bị chứa khí gas trên xe
Những
người có thói quen hút thuốc lá thường mang theo bật lửa bên người, có khi phải
chuẩn bị sẵn 1 chiếc bật lửa trên xe. Điều này tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Không
chỉ bật lửa mà những vật dụng như bình đựng nước hoa, bình xịt khử mùi, bình chứa
cháy cũng chứa đựng mối đe dọa lớn đối với ô tô.
Do
vậy, trong mùa nắng nóng, bạn hãy loại bỏ bớt những tác nhân có thể gây cháy nổ
ra khỏi xe hoặc xếp chúng ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn nhiên liệu
Mùa
nắng nóng, việc quan trọng mà bạn không nên bỏ qua trong việc chăm sóc xe hơi
đó là kiểm tra bình chứa nhiên liệu và hệ thống ống nhiên liệu. Điều này giúp bạn
phát hiện và khắc phục những sự cố rò rỉ nhiên liệu gây nên hiện tượng chập
cháy trên ô tô.
Dán phim cách nhiệt
Theo
kinh nghiệm sử dụng ô tô của nhiều người, dán phim cách nhiệt cũng là cách để hạn
chế tác hại của ánh nắng mặt trời đối với khoang nội thất. Lớp phim cách nhiệt
có công dụng rất lớn trong việc loại bỏ tia cực tím và ngăn chặn phần lớn tia hồng
ngoại làm nóng khoang nội thất.
Do
vậy, trước khi bước vào khoang nội thất, việc đầu tiên chúng ta nên nghĩ tới là
lựa chọn loại phim cách nhiệt phù hợp từ những đơn vị uy tín để chống nóng cho
ô tô.
Dành sự quan tâm cho hệ thống dây điện trên xe
Bên
trong khoang động cơ chứa rất nhiều dây điện. Những sự cố phát sinh tại hệ thống
diện có thể tạo ra tia lửa. Chưa kể, hệ thống dây điện chạy từ cửa ra vào đến
ghế ngồi, thảm có thể tạo hỏa hoạn. Do đó, cách phòng tránh tốt nhất là thường
xuyên kiểm tra hệ thống điện, khắc phục sớm những dấu hiệu bất ổn trên dây điện.
Chọn vị trí đậu xe phù hợp
Trong
những ngày nắng nóng, bạn nên chọn nơi có bóng râm mát để đỗ xe, đồng thời
tránh xa khu vực có nhiều rơm rạ, cành cây, lá khô,.. để phòng bèn lửa khi nhiệt
độ ngoài trời quá cao.
Ngoài
ra, mùa hè cũng là mùa thu hoạch lúa, rơm rạ phơi rất nhiều trên được, đặt biệt
là khu vực ngoại thành. Do đó, khi di chuyển, bạn nên tránh để rơm rạ bám vào ống
xả, gầm xe ô tô gây ra cháy nổ khi gặp ma sát hoặc nơi có nhiệt độ cao.
Nguồn: CuuHo247.com